Văn hóa đại chúng RMS_Titanic

Tái dựng Cầu thang lớn ở khoang hạng nhất trên Titanic tại Bảo tàng Titanic BransonBản sao mô phỏng con tàu Titanic chìm tại Hollywood Casino ở Tunica, Mississippi

Vụ đắm tàu Titanic đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn tiểu thuyết mô tả những sự kiện hư cấu xảy ra trên boong tàu, như Titanic: The Long Night của Diane Hoh. Nhiều cuốn sách tham khảo khác về thảm họa này cũng đã được xuất bản từ khi Titanic đắm, những cuốn đầu tiên xuất hiện chỉ sau vài tháng. Một số người sống sót như thủy thủ Lightoller và hành khách Jack Thayer đã viết những cuốn sách kể lại kinh nghiệm của mình. Một số người khác, như Walter Lord, người viết A Night to Remember, đã tiến hành những nghiên cứu và phỏng vấn riêng của mình về những sự kiện đã xảy ra trên tàu.

Titanic đã là đề tài và bối cảnh của rất nhiều bộ phim nhựa và phim truyền hình. Nổi tiếng nhất trong số đó là:

Bài chi tiết: Titanic (phim)

Bộ phim được xem nhiều nhất là bộ phim năm 1997 Titanic, đạo diễn bởi James Cameron với hai vai diễn chính của Leonardo DiCaprioKate Winslet. Nó là một trong những bộ phim có lãi cao nhất trong lịch sử, đồng thời đã giành 11 trên 14 Giải Oscar, ngang ngửa với bộ phim huyền thoại Ben-Hur (1959) và sau đó là Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của Đức vua (2003) với số giải lớn nhất.

Câu chuyện cũng đã được đưa vào vở nhạc kịch, Titanic của Broadway, kịch bản Peter Stone với âm nhạc bởi Maury Yeston. Titanic được trình chiếu từ năm 1998 tới 2000. Vở nhạc kịch Broadway năm 1960 The Unsinkable Molly Brown nói về cuộc đời của người hành khách thoát nạn Margaret Brown, trong đó có một phần các sự kiện trên Titanic. Richard Morris viết kịch bản với nhạc của Meredith Willson. Phiên bản điện ảnh của tác phẩm này được phát hảnh năm 1964.

Willy Stöwer: Untergang der Titanic (Vụ chìm tàu Titanic)

Một số loại hình giải trí khác bao gồm Titanic: Adventure Out of Time, một trò chơi trên máy tính lấy bối cảnh Titanic. Starship Titanic là một trò chơi khác diễn ra tại vũ trụ Hitchhiker's Guide to the Galaxy và là một sự nhái lại thảm họa Titanic. Nhiều xâu diễn truyền hình tại các nước phương Tây cũng đã đề cập đến thảm họa Titanic. Trong một số bộ phim như Time Bandits, CavalcadeGhostbusters II, Titanic có xuất hiện dù ngắn ngủi.

Trong một vở kịch truyền hình mang tên Upstairs, Downstairs, nhân vật Lady Marjorie Bellamy và người may đồ của cô, Maude Roberts, đã là những hành khách trên tàu Titanic khi nó chìm. Roberts đã được đưa lên một thuyền cứu sinh trong khi Lady Marjorie đã chìm cùng con tàu.

Titanic cũng đã trở thành chủ đề cho các nhạc phẩm, nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là The Sinking of the Titanic (1969), một tác phẩm của nhà soạn nhạc Gavin Bryars. Bản ghi đầu tiên của nhạc phẩm này xuất hiện trong Obscure Records của Brian Eno's vào năm 1975. Một bản thu âm khác vào năm 1994 được phối khí bởi Aphex Twin thành Raising the Titanic (sau đó được đưa vào album 26 Mixes for Cash).

Năm 1982, nhà soạn nhạc và ca sĩ nổi tiếng Francesco De Gregori xuất bản album Titanic, với ba nhạc phẩm (Titanic, I muscoli del capitano and L'abbigliamento di un fuochista) nói về con tàu cũng như thủy thủ đoàn.

Đấu giá

Năm 2015, bức ảnh chụp tảng băng được cho là tàu Titanic đã đâm phải và chìm được bán với giá 21.000 bảng Anh (32.000 USD) tại phiên đấu giá các vật kỷ niệm liên quan tới vụ đắm tàu Titanic của Hãng Henry Aldridge & Son ở Devizes, Wiltshire (Anh). Bức ảnh này do trưởng bộ phận tiếp tân Prinz Adalbert đi trên một con tàu khác ngang qua khu vực tàu Titanic bị nạn chụp ngày 16-4-1912, tác giả vào thời điểm chụp đã không hề biết về thảm kịch vừa xảy ra trước đó.

Một hiện vật khác là chiếc bánh quy có dòng chữ "Spillers and Bakers Pilot" do một hành khách tên là James Fenwick đi trên tàu Carpathia (con tàu tới ứng cứu tàu Titanic khi gặp nạn) giữ lại. James Fenwick có được chiếc bánh quy này từ một trong những chiếc xuồng cứu hộ và để nó trong một chiếc phong bì, dán lại cùng dòng chữ bên ngoài: "Bánh quy Pilot từ xuồng cứu hộ tàu Titanic tháng 4-1912". Chiếc bánh quy sau này đã bán cho một nhà sưu tập ở Hi Lạp với giá 15.000 bảng Anh (23.000 USD).[33]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RMS_Titanic //nla.gov.au/anbd.aut-an52369553 http://www.cuug.ab.ca/~branderr/risk_essay/Kline_l... http://www.atlanticliners.com/atlantic_liners_book... http://www.bbc.com/news/uk-northern-ireland-175714... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/597128 http://www.cnn.com/2005/TECH/science/12/05/titanic... http://books.google.com/books?id=_Om2HwAACAAJ&dq=W... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&hl=en&id=6k... http://www.snopes.com/history/titanic/mummy.asp http://www.snopes.com/history/titanic/nopope.asp